Bảo Hộ Thương Hiệu, Nhãn Hiệu, Bản Quyền, Sáng Chế tại Việt Nam và Quốc Tế

» Tin tức luật OPIC » Bài học từ vụ xâm phạm nhãn hiệu ASANO và ASANZO

Bài học từ vụ xâm phạm nhãn hiệu ASANO và ASANZO

Thua kiện Asano, Asanzo phải bồi thường 100 triệu đồng và phải xóa bỏ nhãn hiệu

    Vào năm 2008, nhãn hiệu Asano của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ cho nhóm các sản phẩm về tivi, tủ lạnh, điều hòa, nồi cơm điện, đầu đọc đĩa DVD, loa, amply, máy giặt, máy xay sinh tố, nước ép trái cây,….

    Tuy nhiên đến năm 2015, công ty này phát hiện trên thị trường có các sản phẩm điện tử điện lạnh dưới nhãn hiệu Asanzo của Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam với hình dáng logo, mẫu mã giống với nhãn hiệu Asano mà công ty Đông Phương đang được bảo hộ.

    Công ty Đông Phương ngay sau đó đã tiến hành nộp đơn khởi kiện ra Tòa án sau một loạt các động thái gửi thư cảnh cáo chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu, yêu cầu cơ quan chức năng xử phạt, đồng thời gửi hồ sơ Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ yêu cầu giám định hành vi xâm phạm, làm căn cứ để xác định hành vi xâm phạm trong quá trình khởi kiện công ty Asanzo tại tòa. Đông Phương khởi kiện vụ việc ra tòa án, yêu cầu Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng.

 

    Phía bên bị, công ty Asanzo cũng cho biết: vào năm 2015, Công ty đã đăng ký nhãn hiệu Asanzo tại Cục SHTT và đã được Cục này cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2018 cho cùng nhóm sản phẩm với công ty Đông Phương, hiệu lực đến năm 2025. Vì thế, công ty đã có đơn phản tố cho rằng, việc khởi kiện đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty Asanzo cũng yêu cầu Công ty Đông Phương số tiền bồi thường thiệt hại là 300 triệu đồng.

    Hai bên ra tòa án TP.HCM vào năm năm 2018. Tại bản án Sơ thẩm, tòa tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương. Sau bản án trên, cả hai bên đều kháng cáo. Cho đến năm 2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xem xét đơn kháng án của cả 2 bên và tiến hành xét xử phúc thẩm.

    HĐXX phúc thẩm thấy rằng, tại văn bản số 3374 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác định: “Tuy có sự khác biệt về màu sắc các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ A được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lần với nhãn hiệu được bảo hộ". Do đó, Cục SHTT kết luận hành vi của Công ty Asanzo là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật SHTT.

    HĐXX phúc thẩm cũng cho rằng, tòa án sơ thẩm chỉ chấp nhận mức bồi thường có căn cứ, bởi Công ty Đông Phương không đưa ra được chứng cứ chứng minh về thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu do lợi nhuận của Công ty Asanzo là kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại.

    Bên cạnh đó, HĐXX cũng không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm là tuyên Asanzo bồi thường cho công ty Đông Phương 100 triệu đồng, phải xóa bỏ nhãn hiệu trên sản phẩm, đồng thời phải xin lỗi, cải chính công khai công ty Đông Phương 3 số liên tiếp trên Báo Thanh Niên.

    Asanzo là một nhà sản xuất tivi Việt đang trên đà phát triển tốt những năm gần đây, với sản lượng tivi Asanzo hiện đang chiếm khoảng 16% thị phần tivi trong nước, bám sát nút các hãng tivi lớn như Samsung, Sony và LG.

    Vụ việc trên là bài học cảnh tỉnh rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu tương tự hoặc thậm chí trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ của tổ chức/cá nhân khác nhưng chưa lường trước được hậu quả đáng tiếc cho việc làm của mình. Do đó, nếu như doanh nghiệp bạn dự định đi đăng ký nhãn hiệu mà nghi ngờ bị trùng lặp thì cần tiến hành tham vấn dịch vụ và luật sư chuyên nghiệp, chuyên sâu về SHTT để được tra cứu, tiến hành đổi tên hoặc giải pháp khác. Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp bạn bị thiệt hại vì nhãn hiệu dù đã được cấp mà mình cho rằng nhãn hiệu khác giống của mình nhưng cũng được cấp không đúng thì có thể tham vấn luật sư phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn cho doanh nghiệp bạn những giải pháp thông minh và phù hợp, khôn ngoan nhất đảm bảo cho kế hoạch, tình hình kinh doanh của bạn được bền vững, lâu dài và phát triển khởi sắc.

    Nếu bạn cần thêm thông tin để biết OPIC & ASSOCIATES có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề Tư vấn xâm phạm nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ với các luật sư thành viên của OPIC & ASSOCIATES.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự - Hãng luật uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.

 Đến với chúng tôi Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ pháp lý theo một cách chuyên nghiệp hoàn toàn mới mẻ.

 Luật sư, chuyên viên giàu uy tín, nhiệt tình, chuyên nghiệp. Tốc độ xử lý hồ sơ nhanh chóng, thực thi các vụ việc chuẩn xác, luôn bảo vệ khách hàng đến cùng.

 Sẵn sàng đưa ra các giải pháp pháp lý toàn diện, tiên phong, bảo vệ tối đa quyền lợi khách hàng.

------------------------------------------------------------

CÔNG TY LUẬT TNHH OPIC VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, số 188 Vạn Phúc (ngã tư phố Tố Hữu - Vạn Phúc), quận Hà Đông

Hotline: 09 781 781 85 - 024 7309 8686

Văn Phòng TP HCM: Tầng 15, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tông, Bến Nghé, Quận 1

Hotline: 0902 1985 79 - 1900 6577 

Email: Luatsu@opic.com.vn

54v2

Tin cùng loại

POPs và Truyền hình FPT tố nhau, sự thật thuộc về ai?

Trong khi POPs cho biết đã đâm đơn kiện Truyền hình FPT từ tháng 4/2019, thì những ngày qua, hai phía vẫn tiếp tục tố qua tố lại nhau về việc xâm phạm bản quyền nội dung thuộc quyền sở hữu và quyền khai thác của cả hai phía.

Xin nghỉ việc vì một câu chỉ trích của cấp trên: Đừng quên rằng ai cũng có thể bị thay thế, kể cả sếp!

Ngày nay, trong một môi trường làm việc mở và cạnh tranh nhiều, chuyện nghỉ việc, nhảy việc không hề xa lạ với các bạn trẻ. Đôi khi, chỉ vì một chút không thích nghi với môi trường làm việc và cách quản lý của sếp, các bạn trẻ có thể nhanh chóng quyết định nộp đơn xin nghỉ việc.